Phụ Trương 

Từ

THẦN HỌC Á CHÂU,

THẦN HỌC VIỆT NAM,

Đến

CHÚA KITÔ TOÀN CẦU,

ĐẤNG CỨU THẾ DUY NHẤT 

 

 

“GIÁO HỘI TẠI Á CHÂU” KHÔNG CÓ THẦN HỌC Á CHÂU

 

 

N

gười ta đang b́nh luận về văn kiện Hậu Thượng Hội Giám Mục Á Châu, đó là Tông Huấn “Giáo Hội Tại Á Châu” do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đúc kết và ban bố tại Ấn Độ vào ngày Lễ Ánh Sáng của xứ sở này, Chúa Nhật 7/11/1999. Ư tưởng chính của việc b́nh luận ấy là vấn đề người ta cho rằng bức Tông Huấn không nhấn mạnh đến hay không phác ra một nền Thần Học Á Châu ǵ cả, để nhờ đó có thể truyền bá phúc âm hóa đắc lực cho dân chúng tại địa lục này!

Tuy nhiên, để có thể b́nh luận một cách phân minh và chính xác, trước hết cần phải thấu triệt trọn vẹn bức tông huấn chỉ nam lịch sử hết sức quan trọng này. Bức Tông Huấn cẩm nang “Giáo Hội Tại Á Châu”, ngoại trừ phần mở và kết, gồm có bảy phần chính:

 

·        Phần nhất về những thực tại ở Á Châu, nhất là về việc Giáo Hội hiện diện tại lục địa này (cả đoạn 9);

 

·        Phần hai  về Chúa Cứu Thế là món quà quí nhất Giáo Hội trao tặng cho Á Châu (10.2);

 

·        Phần ba về tác động của Chúa Thánh Thần nơi các thực tại phức tạp ở Á Châu mà Giáo Hội cần khám phá ra để truyền giáo tại đây (18.3);

 

·        Phần bốn về việc Giáo Hội phải loan báo và làm chứng cho Chúa Cứu Thế cho các dân tộc Á Châu bằng việc hội nhập văn hóa (cả đoạn 22);

 

·        Phần năm về sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội tại Á Châu cần phải được thực hiện bằng việc hiệp thông nội bộ Kitô hữu tại đây qua vấn đề đối thoại đại kết trước (cả đoạn 30) rồi mới tới đối thoại liên tôn sau (cả đoạn 31);

 

·        Phần sáu về việc áp dụng học thuyết xă hội của Giáo Hội vào mọi lănh vực có trọng tâm là chính phẩm giá của con người (cả đoạn 33), và

 

·        Phần bảy về vai tṛ của mọi thành phần Giáo Hội tại Á Châu trong việc làm chứng nhân đích thực cho Chúa Kitô, cho dù có phải tử đạo (cả đoạn 49).

CẦN CÓ THẦN HỌC Á CHÂU, THẦN HỌC VIỆT NAM!

 

 

Đ

úng thế, theo chủ quan và một cách minh nhiên, Tông Thư “Giáo Hội Tại Á Châu” không hề đề cập đến từ ngữ hay vấn đề Thần Học Á Châu. Bởi v́, đây là văn kiện đúc kết Thượng Hội Giám Mục Á Châu, mà trong cuộc thượng hội này các vị nghị phụ không hoàn toàn bàn đến vấn đề ấy như một chủ đề riêng biệt, do đó bức Tông Thư hậu Thượng Hội cũng không thể nào đúc kết ra ngoài đề được.

 

Vả lại, vấn đề Thần Học Á Châu là một vấn đề thật là phức tạp, v́ nó là một vấn đề trực tiếp liên quan đến các nền đạo giáo và văn hóa hết sức phức tạp và hoàn toàn khác biệt nhau ở phần đất này: nếu tổng quát hóa quá sẽ dễ bị thiển cận hay thiên lệch, đặt nặng đạo này hơn đạo kia, nhấn mạnh nhiều đến văn hóa này hơn văn hóa khác; ngược lại, nếu chi tiết hóa quá cũng có thể thiếu sót, bởi không tỉ mỉ và cẩn thận bao gồm đến mức tối đa tất cả mọi đạo giáo và văn hóa Á Châu trong đó.

 

Chính v́ thế, tuy không kỹ lưỡng phác họa hay tổng quan hướng dẫn nền Thần Học Á Châu, Tông Thư “Giáo Hội Tại Á Châu” cũng đă hết sức chú trọng đến t́nh trạng đạo giáo và văn hóa phức tạp rất khó khăn trong việc truyền bá phúc âm hóa của ḿnh, từ đó, văn kiện hậu Thượng Hội này đă đề nghị một vài cách thế và khuyến khích việc khai triển một nền Thần Học Á Châu, như sau:

 

·        Việc tŕnh bày Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất cần phải theo một phương pháp tuần tự đưa người ta đến chỗ hoàn toàn thấu triệt được mầu nhiệm này... Tổng quát mà nói phương pháp kể truyện hợp với các h́nh thức văn hóa Á Châu hơn. Thật thế, việc loan báo (ban đầu cho người không phải Kitô hữu) về Chúa Giêsu Kitô hiệu nghiệm nhất cần phải được thực hiện bằng việc kể truyện về Người như các Phúc Âm thuật lại. Những ư niệm siêu h́nh nếu có, những ư niệm bao giờ cũng phải được nêu lên hay diễn tả khi tŕnh bày về Chúa Giêsu, có thể được hỗ tương bằng những khía cạnh tương quan, khía cạnh lịch sử thậm chí cả đến khía cạnh thiên nhiên vũ trụ nữa. Các Nghị Phụ Thượng Hội cho rằng Giáo Hội cần phải cởi mở đối với những đường lối giúp vào việc khả dĩ tŕnh bày cho thấy dung nhan của Chúa Giêsu ở Á Châu... Thượng Hội đă đề nghị là việc dạy giáo lư sau đó (cho Kitô hữu sau khi đă được nghe loan báo tiên khởi về Chúa Kitô và đă lănh nhận bí tích rửa tội) phải theo ‘một phương pháp thu hút bằng những câu truyện kể, những dụ ngôn và những biểu hiệu mang tính cách sư phạm Á Châu’ (Relatio post disceptationem, 15) ”. (đoạn 20.6)

 

·        Công việc loan báo Chúa Giêsu bằng một đường lối khiến các dân tộc Á Châu thấy họ gần gũi với Người, trong khi đó vẫn trung thành với cả tín lư thần học của Giáo Hội lẫn căn tính Á Châu riêng của ḿnh là một thách đố cả thể”. (đoạn 20.5)

 

·        Thượng Hội Giám Mục này đă tỏ ra khuyến khích các nhà thần học trong việc khôn ngoan phát triển một thứ thần học hội nhập văn hóa, nhất là ở lănh vực Kitô học”. (đoạn 22.1)

 

(Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Tông Huấn “Giáo Hội Tại Á Châu”,

 L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 10/11/1999)

Thật ra Thần Học Á Châu đă có ở ngay trong các đạo giáo hay văn hóa Á Châu rồi, Kitô hữu chúng ta chỉ cần khám phá và hệ thống hóa tất cả lại mà thôi, chứ không cần phải sáng tạo nên một khoa học mới nào cả. Bởi v́, nếu thần học là tất cả những ǵ về Thiên Chúa hay liên quan đến Thiên Chúa, th́ không ǵ liên quan hay qui về Thiên Chúa bằng các đạo giáo và văn hóa Á Châu.

 

Chẳng hạn, Thiên Chúa có ư định cứu độ loài người cho khỏi tội lỗi và sự chết, th́ Ấn GiáoPhật Giáo cũng khao khát và t́m kiếm vượt thoát cho khỏi cuộc “đời là bể khổ” và đầy “nghiệp chướng” này; hay Thiên Chúa muốn loài người sống trên thế gian được an vui thái ḥa trong sinh hoạt xă hội của họ, th́ Khổng Giáo cũng thực hành “công, dung, ngôn, hạnh” (nơi nữ giới) và “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” (nơi nam giới), c̣n Hồi Giáo thực thi đức thuần phục; hoặc Thiên Chúa muốn con người dù sống trong trần gian song cũng không được dính bén với trần gian, trái lại phải sống siêu thoát như không thuộc về thế gian, th́ Lăo Giáo cũng khao khát và t́m kiếm “vô vi” thanh tịnh, Do Thái Giáo sống trung thành với Giavê của ḿnh, không “ngoại t́nh” với bất cứ một “ngẫu tượng” nào v.v.

 

Như thế, theo nhăn quan Kitô Giáo, chúng ta thấy những ǵ được gọi là Thần Học Á Châu này hoàn toàn phản ảnh hay hợp với Mạc Khải Thần Linh. Áp dụng nguyên tắc này, nguyên tắc là những ǵ hợp với Mạc Khải Thần Linh hay phản ảnh Mạc Khải Thần Linh đều có thể được gọi là thần học, chúng ta có thể thiết lập bất cứ một nền thần học nào, như Thần Học Việt Nam chẳng hạn. Thật vậy, nơi văn hóa Việt Nam, được thể hiện rơ ràng và tự nhiên nhất qua ca dao và tục ngũ b́nh dân, chúng ta thấy có mấy điểm nổi bật làm nên Thần Học Việt Nam như sau.

 

Điểm Thần Học Việt Nam thứ nhất về việc sống đức tin hơn là sống tự nhiên, đó là “người ta không nguyên sống bởi bánh mà c̣n bởi mọi lời Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4; Dt 8:3), ở chỗ, người Việt Nam chẳng những chủ trương “có thực mới vực được đạo” mà c̣n chủ trương có đạo mới có gạo: “Lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tội cầy, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp”.

 

Điểm Thần Học Việt Nam thứ hai về ư nghĩa đời sống hôn nhân giữa hai người nam nữ, đó là “cả hai nên một xương thịt” (Gen 2:24), qua việc họ gọi nhau, vợ gọi chồng và chồng gọi vợ, là “ḿnh”, nghĩa là cả hai trở thành ruột thịt với nhau, coi nhau như anh em trong một gia đ́nh (xem Tobia 7:11), vợ gọi chồng là “anh” và chồng gọi vợ là”em”.

 

Tuy nhiên, những người chủ trương Thần Học Á Châu hay Thần Học Việt Nam không phải chỉ muốn khám phá ra những Mầm Mồng Thần Linh nơi đạo giáo và văn hóa của chung các dân tộc Á Châu hay của riêng dân tộc Việt Nam như thế, mà là muốn hệ thống hóa chúng lại thành một hệ thống, một khoa học, như kiểu Thần Học Thánh Tôma, vị đă áp dụng Triết Tây (đặc biệt của Platô và Aristốt) vào Thần Học Kitô Giáo, hay nói ngược lại, vị đă cắt nghĩa Thần Học Kitô Giáo theo Triết Tây hay bằng Triết Tây. Nếu thế, cần phải có một bộ óc Tôma Á Châu hay Tôma Việt Nam hiện đại, một bộ óc chẳng những nắm vững Thần Học Kitô Giáo mà c̣n thấu triệt cả Triết Đông (kể cả Hồi Giáo và Do Thái Giáo), để áp dụng Triết Đông vào Thần Học Kitô Giáo một cách chính xác và khéo léo, hay để Thần Học Kitô Giáo được diễn tả một cách trung thực và thích hợp bằng Triết Đông.

 

Thế nhưng, cho dù mai đây hay ngay bây giờ đi nữa, Kitô hữu Á Châu chúng ta nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng, có được một nền Thần Học Á Châu hay Thần Học Việt Nam như thế, chúng ta có bảo đảm là chắc chắn sẽ thành công trong việc truyền bá phúc âm hóa cho các dân tộc Á Châu hay Việt Nam hay chăng? Hay nền Thần Học Á Châu hoặc Thần Học Việt Nam này, như loại Thần Học Kinh Viện của Thánh Tôma, chỉ thích hợp để dạy trong các đại chủng viện, chỉ thích hợp cho giới trí thức t́m hiểu hơn là tŕnh bày cho đa số b́nh dân, và chỉ thích hợp cho việc đối thoại liên tôn hơn là dạy giáo lư.

 

Thử hỏi, theo kinh nghiệm, việc đối thoại liên tôn, bằng cách tranh luận hay chia sẻ đạo lư với nhau, đă có bao nhiêu người trở lại hoàn toàn v́ thuần phục lư thuyết như thế. Điển h́nh là Thánh Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, ai dám chê ngài là một nhà truyền giáo dở hay không biết áp dụng phương pháp truyền giáo? Thế mà, với lư thuyết độc thần của Kitô Giáo (cũng là của Do Thái Giáo), và bằng một đường lối lấy chính văn hóa đa thần của dân thành Nhă Điển để mở đầu và nhờ đó đi đến việc tŕnh bày giáo thuyết chân chính của ḿnh, hầu kéo những bộ óc trí thức đệ nhất thời ấy về với chân lư cứu rỗi là Tin Mừng Phục Sinh, kết quả Sách Tông Vụ thuật lại như sau:

 

·          Khi họ nghe về việc sống lại từ kẻ chết, một số đă tỏ ra mỉa mai, c̣n một số th́ nói: ‘Chúng tôi chắc phải nghe anh nói về đề tài này vào những lúc khác thôi’(Acts 17:32)

Đó là lư do chúng ta thử đặt lại vấn đề như sau.

 

 

CÓ CẦN THẦN HỌC Á CHÂU, THẦN HỌC VIỆT NAM?

 

 

G

iả sử vào năm 1948, có một bộ óc Tôma Á Châu hay Tôma Việt Nam nào đó đă hoàn thành xong hệ thống Thần Học Á Châu và trường phái Thần Học Việt Nam, được Hội Đồng Giám Mục Á Châu và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chuẩn nhận, và năm 1950, hệ thống Thần Học Á Châu và trường phái Thần Học Việt Nam này được thẩm quyền Giáo Hội địa phương chính thức hóa, chẳng những để làm như là một khoa thần học duy nhất cho việc giảng dạy tại các đại chủng viện về phương diện thần học tín lư cũng như thần học luân lư, mà c̣n để làm như là một mẫu thức duy nhất về phương diện thần học mục vụ trong việc hiệu nghiệm hóa việc truyền bá phúc âm hóa tại Á Châu và Việt Nam.

 

Thế nhưng, chúng ta có dám chắc và khẳng định là bộ óc Tôma Á Châu hay Tôma Việt Nam hết xẩy này, cho đến năm 1997, tức trong ṿng 50 năm, với hệ thồng Thần Học Á Châu của ḿnh ấy, sẽ gặt hái được “muôn vàn hoa trái” (Jn 12:24, 15:5) trong việc truyền giáo, chẳng những tại Á Châu chỉ có gần 3% Kitô hữu mà c̣n trên khắp thế giới, nhất là thế giới Kitô giáo Âu Mỹ đang bị phá sản về nền “văn minh yêu thương” (Đức Phaolô VI) và đang choáng váng theo cuồng phong “văn hóa sự chết” (Đức Gioan Phaolô II), như một Mẹ Têrêsa Calcutta hay chăng, một con người Âu Châu, không biết ǵ về Thần Học Á Châu, song từ 1948-1997 vẫn làm cho dân Á Châu nói chung và Ấn Độ (Giáo) nói riêng nhận ra Dung Nhan Chúa Kitô, một dung nhan đích thực của Người, không Á cũng chẳng Âu, dung nhan của một Thiên Chúa làm người (như mọi người ngoại trừ tội lỗi), một dung nhan “đến không phải để được hầu hạ mà là để phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá cứu chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28).

 

So sánh như thế không có nghĩa là hoàn toàn phủ nhận hay coi thường Thần Học Á Châu hay Thần Học Việt Nam! Vấn đề ở đây là đường lối truyền giáo nào dễ hơn, nhanh hơn và có hiệu quả hơn: bộ óc (giảng dạy theo khoa học) hay bộ ḷng (phục vụ trong yêu thương). Chúng ta chờ cho tới bao giờ mới có hệ thống Thần Học Á Châu hay trường phái Thần Học Việt Nam đây, những ǵ mà theo nhiều bộ óc cho rằng nếu không có th́ không thể truyền giáo tại Á Châu hay tại Việt Nam được, hay có làm th́ gặt hái cũng chẳng được bao nhiêu. Cho dù nếu có những ǵ họ cần ngay bây giờ đi nữa, họ sẽ làm sao để tiến đến với các người ngoài Kitô giáo đây, nhất là đến với đa số thành phần b́nh dân, hay chỉ đến với một ít trí thức bằng đối thoại liên tôn?

 

Họ nghĩ rằng sau cuộc đối thoại liên tôn này các bộ óc thượng thặng của Phật Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo, Khổng Giáo, Lăo Giáo, Cao Đài, Ḥa Hảo v.v. sẽ không nhiều th́ ít, không nhanh th́ chậm, rồi cũng “tin vào Tin Mừng và chịu phép rửa (để) được cứu rỗi” (Mk 16:16) hay sao?

 

Thế th́, c̣n ai gần gũi Kitô Giáo bằng Do Thái Giáo, vậy mà, cho đến nay, thành phần Dân Thiên Chúa tuyển chọn này đă chân nhận nhân vật lịch sử Giêsu mang bộ mặt và gịng máu hoàn toàn Do Thái  “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16) chưa??

 

Tại sao chúng ta thuần túy là người Á Châu, là người Việt Nam, hiểu biết văn hóa của ḿnh hơn ai hết, lại không thể làm cho chính dân ḿnh trở lại bằng các nhà truyền giáo ngoại quốc, như những vị tiêu biểu được bức Tông Huấn “Giáo Hội Tại Á Châu” nêu gương như “Giovanni da Montecorvino, Matteo Ricci và Roberto de Nobili” (cuối đoạn 20.8)???

 

Vấn đề then chốt của việc truyền giáo tại Á Châu hay ở Việt Nam ở đây, theo tôi, không phải là vấn đề Thần Học Á Châu hay Thần Học Việt Nam, một hệ thống khoa học cố gắng để tŕnh bày cho dân Á Châu hay Việt Nam thấy Chúa Kitô dù là người Do Thái, đă đến Á Châu và Việt Nam với bộ Âu phục, song cũng là người Việt Nam, là người Á Châu, mà là vấn đề làm sao vị thừa sai có thể đến được với thành phần ngoài Kitô giáo đă, tức là được những người ngoài Kitô giáo chấp nhận đă. Bởi v́, theo kinh nghiệm tâm lư thông thường cho thấy, một khi đă được chấp nhận, được mộ mến, con người ta mới dễ cảm thông nhau và mới dễ đối thoại, nhất là một khi ḿnh đă được người khác cảm phục hay kính phục th́ việc họ nghe theo ḿnh cũng không bao xa và khó khăn nữa, bằng không, nếu v́ tư cách của ḿnh mà bị mất thiện cảm với dân, th́ đừng nghĩ đến chuyện truyền giáo, đến chuyện Thần Học Á Châu, Thần Học Việt Nam làm ǵ nữa. Sau khi chinh phục được ḷng người rồi mới là thời điểm của Thần Học Á Châu hay Thần Học Việt Nam, tôi thiển nghĩ như vậy.

 

Đúng thế, theo tiến tŕnh truyền giáo th́ giai đoạn đầu tiên là chiêu dụ tín đồ, rồi đến giai đoạn ban phép rửa tội, sau hết mới đến giai đoạn dạy dỗ sống đạo, như thứ tự cần phải thực hiện theo lệnh truyền phục sinh của Chúa Kitô:

 

·        Các con hăy đi khắp thế gian tuyển mộ môn đồ nơi tất cả mọi dân nước. Hăy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Hăy dạy dỗ họ thi hành mọi sự Thày đă truyền cho các con” (Mt 28:19-20).

 

Tông Huấn “Giáo Hội Tại Á Châu” (đoạn 23.4) cũng đă nhắc lại và khai triển thứ tự của những giai đoạn truyền giáo ấy như sau:

 

·        Thượng Hội Giám Mục này nhận định rằng ‘việc truyền bá phúc âm hóa ngày nay là một thực tại vừa phong phú vừa năng động. Nó bao gồm nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau, như việc làm chứng, đối thoại, loan báo, dạy giáo lư, trở lại, rửa tội, tham gia cộng đoàn giáo hội, Giáo Hội nẩy mầm, hội nhập văn hóa và thăng tiến toàn diện con người”.

 

Như thế, theo lệnh truyền phục sinh của Chúa Kitô, nếu giai đoạn đầu tiên của việc truyền giáo là chiêu mộ Kitô hữu, tức là làm cho con người tiến đến việc lănh nhận phép rửa và sống đạo, th́ theo Tông Thư “Giáo Hội Tại Á Châu”, giai đoạn đầu tiên trước khi lănh nhận phép rửa này bao gồm các “việc làm chứng, đối thoại, loan báo, dạy giáo lư, trở lại”, mà hai việc đầu tiên được kể đến ở đây trong số này là “làm chứng” và “đối thoại”, song “làm chứng” rơ ràng được đặt trước “đối thoại”.

 

Con tim (nhậy cảm) đi trước lư trí (lập luận) là thế! Đó là lư do bộ óc của các vị tông đồ chưa hiểu ǵ về Thày của ḿnh th́ cơi ḷng của các vị đă cảm được Người và đi theo Người rồi: “Chiên Tôi th́ nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi” (Jn 10:27). Nếu nói là sở dĩ các vị tông đồ cảm được “Đức Kitô” (Jn 1:41), được “Con Thiên Chúa” (Jn 1:49) ngay từ đầu là v́ Người có một bộ mặt, bộ phục Do Thái như các vị, th́ tại sao thành phần biệt phái Pharisiêu và Hội Đồng Do Thái nhất định không chấp nhận nhân vật Giêsu Nazarét như các vị, và tại sao viên đại đội trưởng Rôma thi hành án tử của Người trên đồi tử giá, hoàn toàn không phải Do Thái, lại là người đầu tiên, mà là dân ngoại, nhận biết Người ngay sau khi Người hoàn tất công cuộc cứu chuộc của Người (xem Lk 23:47)?

 

Bởi thế, một điều quan trọng cần phải nhớ trong việc truyền giáo là kể cả thành phần chưa thuộc về đàn chiên của Chúa Kitô cũng đă được Người gọi là chiên và coi là chiên của Người rồi: “Tôi c̣n những con chiên khác chưa thuộc về đàn này. Tôi phải dẫn chúng về nữa và chúng sẽ nghe thấy tiếng Tôi” (Jn 10:16; xem Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo số 836). Và đặc tính làm nên chiên của Người là ở chỗ chúng có khả năng nghe được tiếng Người, dù thành phần chiên chưa chính thức này đang là một người vô thần, Phật tử, Khổng gia, Lăo đồ, theo Hồi giáo, theo Ấn giáo v.v., bằng không, dù là chính dân Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn đi chăng nữa, về tinh thần, cũng không phải là chiên của Người: “Những công việc Tôi nhân danh Cha Tôi mà làm đều chứng thực về Tôi, song quí vị không chịu tin Tôi, v́ quí vị không phải là chiên của Tôi” (Jn 10:25-26). Do đó, vị thừa sai nói riêng và Kitô hữu nói chung, về phương diện tông đồ truyền giáo, chính là tiếng Chúa Kitô kêu gọi của thành phần chiên lạc đàn của Người, thành phần chắc chắn sẽ theo Chúa Kitô nếu cơi ḷng họ thực sự nghe thấy đúng là tiếng Người vang lên nơi họ.